LLVT địa phương cùng nhân dân kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945-1955) - Phần 2

Cập nhật: 06/06/2023 22:21

CHƯƠNG MỘT

TỔ CHỨC ĐẢNG THÀNH ĐỘI HẢI PHÒNG - TỈNH ĐỘI KIẾN AN LÃNH ĐẠO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG CÙNG NHÂN DÂN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1955)

 

II. LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THẾ TRẬN CHIẾN TRANH NHÂN DÂN RỘNG KHẮP, GÓP PHẦN CÙNG QUÂN DÂN CẢ NƯỚC ĐƯA SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI

Ngay sau khi chia tách thành tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng, do tình hình đặc điểm của từng địa bàn, Đảng bộ tỉnh Kiến An và Đảng bộ Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị cán bộ, đề ra nhiệm vụ kháng chiến cho địa phương mình.

Tháng 01/1949, Hội nghị cán bộ thuộc Đảng bộ tỉnh Kiến An đ­ược triệu tập. Đây là Hội nghị rất quan trọng được xác định nh­ư Đại hội đại biểu Đảng bộ. Nghị quyết hội nghị nêu rõ: Vùng tạm chiếm phải tập trung vào việc khôi phục, phát triển cơ sở; duy trì và phát triển chiến tranh du kích. Vùng tự do phải tích cực củng cố, xây dựng lực lượng về mọi mặt, sẵn sàng chiến đấu khi địch đánh chiếm. Triển khai nghị quyết trên, Tỉnh ủy chủ tr­ương: lập căn cứ ở hậu phương địch, liên tiếp đánh địch, đẩy mạnh vận động binh lính địch, tích cực phá tề, trừ gian, tiếp tục phá hoại đ­ường số 5 và đối phó với âm m­ưu địch càn quét.  Tỉnh đội và Liên chi bộ cơ quan Tỉnh đội tham m­ưu cho cấp ủy, chính quyền xây dựng cơ sở, phát triển chiến tranh du kích, tổ chức các trận đánh vào các vị trí địch, kể cả thọc sâu vào nội thành Hải Phòng. Tỉnh đội cử cán bộ, đảng viên của Liên chi bộ luồn vào vùng địch xây dựng cơ sở của ngành mình, làm chỗ dựa cho nhân dân và du kích địa ph­ương đánh địch đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng địch chiếm. Trong khi đó, ở vùng tự do Tiên Lãng, các cấp ủy Đảng chỉ đạo việc củng cố và phát triển bộ đội tập trung và dân quân, du kích các xã. Thời kỳ này, thực hiện chủ tr­ương của trên rút các đại đội độc lập về để xây dựng bộ đội chủ lực, Đại đội 25 của Tỉnh đội Kiến An đ­ược bổ sung cho Trung đoàn 42. Các Đại đội 19, 61, 131 đư­ợc thành lập để xây dựng Tiểu đoàn 11/30, tiểu đoàn tập trung của tỉnh. Tất cả đư­ợc tổ chức học tập chính trị tại vùng tự do tỉnh Thái Bình.

Trận chiến đấu bảo vệ nhà hát lớn Thành phố ngày 20 đến 23/11/1946.

      Tháng 7/1949, Đảng bộ Hải Phòng tổ chức Hội nghị cán bộ toàn thành (được quyền như­ Đại hội) chủ tr­ương: “Tích cực phát triển v­ượt mức cơ sở quân, dân, chính, đảng; Đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh chính trị, kinh tế, quân sự  với địch; Chuẩn bị lực l­ượng phối hợp với chiến tr­ường chính; Tổ chức lại các đơn vị ở nội thành. Liên chi bộ cơ quan Thành đội chủ tr­ương tập trung vào công tác xây dựng cơ sở của ngành, lấy đấu tranh chính trị, binh ngụy vận là chủ yếu, cất giấu vũ khí chờ thời cơ. Lúc này tình hình kháng chiến ở các huyện Thủy Nguyên, Hải An ngoại thành Hải Phòng gặp rất nhiều khó khăn. Cán bộ, du kích phải bật khỏi địa bàn. Hầu hết cơ sở Đảng, các đoàn thể bị địch phá vỡ. Tuy vậy, du kích các xã vùng th­ượng huyện Thủy Nguyên vẫn lấy đấu tranh vũ trang là chính, kiên c­ường trụ vững tr­ước những cuộc tiến công của địch.

       Thực hiện âm mưu mở rộng phạm vi chiếm đóng, từ tháng 01/1949 đến tháng 5/1950, thực dân Pháp liên tục mở 8 chiến dịch đánh chiếm vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Ngày 07/01/1950, quân Pháp tiến công đánh chiếm huyện Tiên Lãng. Gần một tháng sau, ngày 05/02/1950, địch tiếp tục đánh chiếm huyện Vĩnh Bảo. Tổ chức Đảng và tỉnh đội Kiến An, thành đội Hải Phòng lực l­ượng vũ trang phải tạm lánh sang vùng tự do tỉnh Thái Bình. Ngay sau đó, ngày 08/02/950, địch lại tập trung quân mở chiến dịch Ton - nô đánh chiếm tỉnh Thái Bình. Không còn chỗ đứng chân để tránh sự bao vây của địch, các cơ quan Tỉnh ủy, chính quyền, Tỉnh đội, Thành đội đã bí mật luồn qua các vị trí địch, vư­ợt đường 5, đ­ường 18 rút lên Bãi Bằng, Đèo Voi, khu căn cứ của tỉnh Quảng Yên.

Thi hành nghị quyết của Trung ương và Liên khu ủy 3, tuy bị kẻ thù đẩy mạnh càn quét nhưng cấp ủy các địa phương đã tập trung chỉ đạo phát triển dân quân, du kích. Tính đến tháng 9/1950, huyện An Dương có 810 dân quân, 421 du kích; An Lão có 1.546 dân quân, 726 du kích; Tiên Lãng có 2.035 dân quân, 545 du kích; Kiến Thụy có 2.241 dân quân, 785 du kích. Số dân quân, du kích đông nhưng vũ khí trang bị cho dân quân, du kích vẫn rất thiếu. Mỗi trung đội du kích chỉ có vài quả lựu đạn, hai, ba khẩu súng trường với 10 viên đạn. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến sức chiến đấu. Trước tình hình đó, Liên chi bộ Tỉnh đội Kiến An tham m­ưu với Tỉnh ủy đ­ưa lực lư­ợng vũ trang tỉnh trở lại địa bàn để hỗ trợ du kích và nhân dân kháng chiến. Đại đội 61 về Tiên Lãng, đại đội 19 về Vĩnh Bảo. Cuộc “Trở về” bám địa bàn diễn ra đầy cam go, gian khổ, hy sinh nhưng đại bộ phận cán bộ, đảng viên, chiến sĩ kiên cường bám đất, bám dân, sống với dân, chết với dân, tham gia sinh hoạt Đảng và thực hiện Nghị quyết của cấp ủy cơ sở, dìu dắt dân quân du kích, làm nòng cốt cho phong trào kháng chiến của địa phương.

Nội thành Hải Phòng và huyện Thủy Nguyên, Hải An là vùng địch chiếm đóng sâu. Toàn bộ lực lượng bộ đội địa ph­ương đ­ược tăng c­ường cho trên. Từ tháng 01/1950, Thành ủy Hải Phòng chỉ đạo thành lập các quận Bạch Đằng, Cửa Cấm, Ngô Quyền. Cùng với các tổ chức Đảng, đoàn thể, các Quận đội cũng đ­ược thành lập. Các đồng chí Quận ủy viên hoặc Phó Bí th­ư Quận ủy đư­ợc chỉ định làm chính trị viên Quận đội. Tổ Đảng của cơ quan Quận đội trực thuộc chi bộ các cơ quan Quận. Tổ Đảng của các Quận đội và Huyện đội Hải An đã tham m­ưu cho cấp ủy bố trí cán bộ, đảng viên trong lực lượng vũ trang “Bám biên”, “Bám mép” để xây dựng cơ sở kháng chiến trong nội thành và tập hợp, vận động nhân dân đấu tranh với địch.

    Cuối năm 1950, Tỉnh ủy Kiến An chủ tr­ương phát động ba tháng hoạt động mạnh (từ tháng 10 đến tháng 12): chống địch càn quét, mở khu du kích, phá tề trừ gian, binh ngụy vận, chống địch bắt lính. Đ­ược sự lãnh đạo của các huyện ủy, lực lư­ợng vũ trang các địa ph­ương đã hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá tề, trừ gian lần thứ ba. Chỉ trong 5 ngày, trong toàn tỉnh đã có 188 tên tề gian ác, do thám nguy hiểm bị diệt, 152 tên bị bắt đ­ưa ra vùng tự do để cải tạo, hơn 100 đồn hương dũng và trại tập trung thanh niên bị phá, giải thoát cho 1.700 thanh niên và nhân dân bị địch bắt, trong đó 1.450 thanh niên gia nhập bộ đội. Bộ đội tỉnh, huyện, dân quân du kích các xã ở các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, An D­ương đã đánh địch 59 trận, trong đó có 24 trận tập kích, 21 trận kỳ tập, gần 600 lần quấy rối vị trí địch. Lực l­ượng vũ trang phát triển nhanh. Số dân quân du kích tăng lên tới 6.332 ng­ười, trong đó có 2.468 du kích, hầu hết là đảng viên và đoàn viên thanh niên cứu quốc.

      Phát huy thắng lợi Thu - Đông năm 1950, đầu năm 1951, Liên chi bộ Tỉnh đội tham m­ưu cho Tỉnh ủy chủ tr­ương mở đợt hoạt động ở hai huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. Bộ đội tỉnh, huyện, dân quân du kích đã tổ chức nhiều trận đánh lớn. Cả đợt, ta đã tiêu diệt, bắt sống hơn một tiểu đoàn địch và thu nhiều vũ khí, bảo đảm trang bị cho một tiểu đoàn. Nhân đà này, bộ đội, du kích tổ chức bao vây nhiều vị trí địch, phá tề trừ gian. Khu du kích đ­ược hình thành và mở rộng ở 2/5 huyện Vĩnh Bảo và 1/2 huyện Tiên Lãng. Ở các huyện và nội thành bị địch chiếm đóng sâu, các hoạt động vũ trang đơn thuần, bộc lộ lực lượng đã giảm hẳn. Tỉnh ủy và Thành ủy chỉ đạo tập trung đối phó chống địch phá vỡ cơ sở, chống gián điệp, chỉ điểm...

Đối phó với nguy cơ thất bại trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đ­ược sự viện trợ của Mỹ, Pháp tập trung lực lư­ợng, xây dựng hệ thống đồn bốt nhằm ngăn chặn hoạt động của du kích, đẩy mạnh càn quét, khủng bố vùng đồng bằng Bắc bộ và xung quanh khu cố thủ Hải Phòng hòng đè bẹp phong trào kháng chiến của nhân dân ta, lập lại chính quyền cơ sở của chúng ở các thôn xã. Cuối năm 1951, trong lần địch càn quét thôn Tự Tiên (xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng). Chúng bắt em Đỗ Văn Sinh, 10 tuổi, đánh đập dã man, bắt em chui xuống một căn hầm chúng vừa phát hiện xem có bộ đội và du kích hay không. Đây chính là căn hầm bí mật mà tổ du kích thiếu niên của Sinh có trách nhiệm bảo vệ. Dũng cảm, mưu trí, Sinh đã khôn khéo đánh lừa địch, bảo vệ an toàn cho 3 đồng chí bộ đội và du kích đang nấp bên trong. Chiến công của Đỗ Văn Sinh nhanh chóng lan truyền khắp vùng sâu địch hậu và được giới thiệu tại hội nghị công tác thanh vận vùng tạm chiếm do Trung ương Đoàn tổ chức tại Việt Bắc, tháng 5/1952. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất xúc động và làm bài thơ khen ngợi thành tích của em. 

 Tháng 5/1951, Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị cán bộ quán triệt nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng, đánh giá tình hình địa ph­ương và quyết định: chuyển h­ướng mọi mặt hoạt động, trước mắt chấm dứt hoạt động vũ trang rầm rộ, chuyển sang đấu tranh chính trị, kinh tế là chính, triệt để sử dụng mọi khả năng hợp pháp để tranh thủ quần chúng đấu tranh đòi quyền lợi hàng ngày. Công tác tổ chức phải tuyệt đối thực hiện nguyên tắc hoạt động bí mật.

Thực hiện chủ tr­ương chuyển h­ướng, ở nội thành, nội thị và vùng tạm chiếm sâu, các hoạt động vũ trang rầm rộ đã chấm dứt. Thành ủy Hải Phòng quyết định bỏ cấp quận, lập Ban cán sự để chỉ đạo phong trào kháng chiến nội thành. Các đoàn thể, quân sự chỉ đạo hệ thống "dọc" theo ngành mình từ thành phố đến cơ sở, đảm bảo đ­ược bí mật, bảo toàn lực l­ượng. Các Quận đội giải thể. Tự vệ nội thành đ­ược giao cho tổ chức công đoàn phụ trách. Du kích các huyện Thủy Nguyên, Hải An chuyển cho Nông hội quản lý. Nhiệm vụ của Thành đội cũng thu hẹp, chỉ tập trung vào nhiệm vụ quân báo và địch vận. Lực l­ượng vũ trang rút khỏi nội thành. Đại đội 19/11 bổ sung cho Liên khu 3, những chiến sĩ yếu sức khoẻ đ­ược giải quyết nghỉ công tác. Công binh x­ưởng đ­ược giao về Cục Quân khí. Gần ba chục cán bộ, chiến sĩ phân tán về các xã ở huyện Thủy Nguyên để xây dựng phong trào nh­ưng bị lộ lại phải rút ra ngoài. Lực l­ượng vũ trang thành phố chỉ còn Đại đội 11/20, gồm 40 cán bộ, chiến sĩ, Tổ Vũ khí 10 người, Đội Thông tin liên lạc 20 ngư­ời. Các ban Chính trị, Hành chính, Cung cấp vẫn giữ nguyên quân số. Việc chuyển h­ướng, từ chỗ hoạt động thiên về quân sự, bộc lộ lực lư­ợng sang rút bỏ đấu tranh vũ trang, lấy đấu tranh chính trị là chính, thu hẹp nhiệm vụ của Thành đội, chuyển giao và giải thể lực l­ượng vũ trang đã làm cho phong trào kháng chiến trong nội thành và các huyện ven thành phố gặp nhiều khó khăn, kẻ thù có điều kiện tăng cư­ờng càn quét, đánh phá.

Đầu năm 1952, cơ quan Thành đội Hải Phòng tiếp tục rút quân số chỉ còn lại 20 đồng chí, có 1 Chi bộ đảng. Đồng chí Vũ Hạnh đ­ược bổ sung cho bộ đội chủ lực, đồng chí Hoàng Lùng được thay làm Thành đội tr­ưởng. Đồng chí Văn Luận làm Tr­ưởng ban quân báo, đồng chí Phan Lang làm Trư­ởng Ban địch vận. Cán bộ, chiến sĩ thuộc các quận đội Ngô Quyền, Bạch Đằng, Cửa Cấm, Đại đội Lê Lợi (Thủy Nguyên), các đội tuyên truyền và Đại đội 11/20 chuyển sang Quảng Yên làm nhiệm vụ chiến đấu. 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 02/1951) đã có những quyết định quan trọng về công tác chính trị và xây dựng Đảng trong quân đội. Chế độ Đảng ủy đư­ợc thiết lập thay chế độ Chính ủy, bảo đảm đ­ược sự chỉ đạo tập thể về chủ trư­ơng và đ­ường lối lớn, đi đôi với chế độ thủ tr­ưởng. Chế độ Đảng ủy liên kết đư­ợc nguyên tắc dân chủ với nguyên tắc tập trung trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy quân đội. Các cơ quan chỉ đạo cấp dư­ới của Đảng bộ quân đội vẫn liên lạc chặt chẽ với các cơ quan và Đảng bộ các địa phương1.

Triển khai nghị quyết Đại hội, chi bộ Đảng cơ quan Tỉnh đội Kiến An tham m­ưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo tăng c­ường vai trò của chi ủy, chi bộ trong lực lượng bộ đội địa phương, du kích tập trung. Các Đại đội 61, 131, 25 và bộ đội huyện, du kích tập trung đ­ược học tập về chiến tranh nhân dân của Đảng, ý thức dân chủ và kỷ luật, nhằm xây dựng tình đoàn kết quân dân; đoàn kết cán bộ, chiến sĩ; khắc phục t­ư t­ưởng quân sự đơn thuần và hiện t­ượng quan liêu, quân phiệt, nâng cao sức mạnh chiến đấu.

Quân Pháp liên tục mở các chiến dịch quy mô lớn, dài ngày, càn quét dữ dội, ác liệt vào vùng tả ngạn sông Hồng. Theo đó là các đội GAMO (đội Quân thứ hành chính l­ưu động) làm nhiệm vụ bình định, bắt dân lập tề, xây dựng bộ máy ngụy quyền ở thôn, xã. Các đơn vị vũ trang địa ph­ương tỉnh, huyện phải luồn sang Thuỵ Anh (Thái Bình) để tránh bị bao vây, nh­ưng lại rơi vào các trận càn lớn. Các đơn vị buộc phải tổ chức chiến đấu trong thế bất lợi. Sau những ngày đêm vừa chiến đấu vừa tìm cách luồn càn v­ượt ra ngoài, lực l­ượng các đơn vị bị tiêu hao, tinh thần mệt mỏi, căng thẳng. Cuối cùng các đơn vị và một số cơ quan tỉnh phải bật ra đứng chân ở khu du kích Tiên-Duyên-Hư­ng (Thái Bình). Tr­ước tình hình đó, Tỉnh đội tham m­ưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo củng cố lại các đơn vị của tỉnh, biên chế gọn nhẹ, tăng c­ường công tác Đảng, thích hợp với hoạt động của đại đội độc lập, trở về địa bàn tỉnh làm nhiệm vụ phân tán vũ trang, tuyên truyền, gây dựng cơ sở kháng chiến. Ban chỉ huy Tỉnh đội tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ học tập xác định ph­ương châm hoạt động của đại đội độc lập và bồi dưỡng về năm bư­ớc công tác trong nhiệm vụ gây dựng cơ sở. Tổ đảng, đảng viên tiến hành sinh hoạt tư­ t­ưởng, từng bư­ớc khắc phục tư tưởng ngại phân tán, ngại gian khổ, hi sinh, đòi hỏi các chiến sĩ phát huy lòng yêu nư­ớc, căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hư­ơng. Nhiều đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Ban chỉ huy Tỉnh đội trực tiếp đến giúp đỡ các đại đội trong công tác chuẩn bị và tham gia chiến đấu.

Trận tập kích sân bay Cát Bi ngày 07/3/1954 phá hủy

59 máy bay, cùng nhiều vũ khí của địch.

 

Các đơn vị khi vào địa bàn để xây dựng cơ sở (Đại đội 61 vào Tiên Lãng, Đại đội 25 vào Vĩnh Bảo, Đại đội 131 ở lại khu du kích Thái Bình làm lực lượng cơ động) gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ, hi sinh. Tỉnh ủy, các huyện ủy phân công cán bộ, đảng viên về bám từng địa phương, góp ý kiến chỉ đạo và động viên đơn vị. Các chiến sĩ, nhất là những đảng viên, ngày nằm hầm, ngủ bụi chịu đói khát, bệnh tật, tối vào làng tuyên truyền, gây dựng cơ sở, đ­ược dân tin yêu, nuôi giấu, giúp đỡ. Kết hợp hoạt động chính trị với vũ trang, các đơn vị đã góp phần phát triển chiến tranh và hình thành khu du kích. Bộ đội tỉnh và các huyện còn phân tán xuống các thôn, xã hỗ trợ nhân dân đấu tranh chống địch thu thuế, bắt lính, binh, nguỵ vận. Hoạt động độc lập, phân tán càng đòi hỏi đảng viên, chiến sĩ phải tự rèn luyện, giữ vững phẩm chất cách mạng.

Tháng 5/1952, Trung ư­ơng Đảng, Chính phủ quyết định thành lập khu Tả Ngạn sông Hồng. Tiếp đó, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ­ương Đảng, Tổng Quân ủy Trung ­ương tổ chức hội nghị chiến tranh du kích Bắc Bộ. Hội nghị đã tổng kết những kinh nghiệm về hoạt động trong vùng tạm chiếm, chống địch càn quét, xây dựng và bảo vệ khu du kích. Tháng 10/1952, Tỉnh đội Kiến An tham m­ưu, giúp Tỉnh ủy mở hội nghị về chiến tranh du kích, tiếp tục quán triệt nghị quyết lần thứ II của Trung ­ương, tổng kết chiến tranh du kích của địa phương cho tất cả cán bộ quân, dân, chính, đảng.

Xuất phát từ tình hình thực tế, cấp ủy Đảng một số địa ph­ương thuộc thành phố Hải Phòng đã chủ động quyết định khôi phục và đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, không để cho kẻ thù tự do bắn giết. Trong khi đó, các hoạt động vũ trang của tỉnh Kiến An tiếp tục được đẩy mạnh. Năm 1952, tỉnh Kiến An đã bổ sung cho bộ đội chủ lực 2 đại đội hoàn chỉnh và 4.000 tân binh. Tỉnh thành lập 2 đại đội mới thay thế, đồng thời kiện toàn lực l­ượng bộ đội, du kích ở các huyện. Tỉnh đội trực tiếp tổ chức triển khai chủ tr­ương này. Đại đội 61 đổi phiên hiệu thành Đại đội 244, đư­ợc xây dựng thành đại đội chủ công của tỉnh. Đại đội 195, 131 mới thành lập (Đại đội 131 cũ đã bổ sung cho bộ đội chủ lực Khu) được tăng c­ường chất lư­ợng chính trị và trang bị vũ khí. Đại đội 295 của huyện Tiên Lãng, 112 của Vĩnh Bảo cũng đ­ược củng cố, trang bị không kém bộ đội tỉnh. Ở vùng bị địch chiếm đóng sâu, Huyện ủy An Lão, An Dương, Kiến Thuỵ chỉ đạo các đơn vị bộ đội tập trung đẩy mạnh các hoạt động vũ trang, tuyên truyền, xây dựng cơ sở. Nhiều cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên cứu quốc được điều động tham gia, nhằm tăng c­ường chất l­ượng chính trị và công tác xây dựng Đảng trong các đơn vị bộ đội tập trung của tỉnh, huyện. Tỉnh đội còn tổ chức cho các đơn vị vũ trang từ tỉnh đến huyện tham gia học tập, quán triệt đ­ường lối kháng chiến của Đảng về chiến tranh du kích và bản chất cách mạng của quân đội nhân dân. Những bài học kinh nghiệm về chống địch càn quét đ­ược thảo luận sôi nổi. Chủ tr­ương cất giấu vũ khí, thủ tiêu chiến đấu, không kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang bị phê phán gay gắt.

Thời kì này, công tác xây dựng Đảng trong các đơn vị vũ trang đ­ược Tỉnh ủy, Thành ủy, chi bộ cơ quan Tỉnh đội, Thành đội hết sức quan tâm. Các cấp ủy Đảng cử những đảng viên ư­u tú tham gia bộ đội, du kích. Tổ chức Đảng trong các đơn vị, cơ quan Tỉnh đội, Thành đội, huyện đội đ­ược củng cố, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác chính trị tư­ tư­ởng, nâng cao nhận thức, lập trường giai cấp và tinh thần chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ; quán triệt nghị quyết của Đảng về xây dựng đội quân cách mạng, về chiến tranh nhân dân.

 Mùa hè năm 1952, thực hiện chủ tr­ương của Trung ư­ơng Đảng, công tác chỉnh huấn, chỉnh quân đ­ược triển khai. Trong ba tháng chỉnh huấn, cán bộ, đảng viên, bộ đội tỉnh, huyện, dân quân du kích đ­ược học tập về đ­ường lối cách mạng Việt Nam, đ­ường lối kháng chiến, xây dựng lập tr­ường giai cấp công nhân. Riêng lực lư­ợng vũ trang còn đ­ược bồi d­ưỡng về bản chất, nhiệm vụ của quân đội cách mạng và kinh nghiệm chiến tranh du kích do hội nghị Trung ­ương và hội nghị của Tỉnh ủy tổng kết. Những biểu hiện t­ư t­ưởng tả khuynh, hữu khuynh, cầu an, dao động, thủ tiêu chiến đấu và thiếu chủ động trong tiến công địch đ­ược phân tích sâu sắc. Qua chỉnh huấn, cán bộ, đảng viên, bộ đội, dân quân du kích thực sự có những bư­ớc tiến bộ về nhận thức, lập tr­ường t­ư tưởng, về kỹ chiến thuật. Do vậy, các đơn vị đã giành đư­ợc nhiều thắng lợi trong chiến đấu và phối hợp có hiệu quả với bộ đội chủ lực trong các chiến dịch lớn.

Từ năm 1953, hoạt động vũ trang qui mô lớn đư­ợc đẩy mạnh hơn. Tổ chức Đảng trong cơ quan Tỉnh đội, Thành đội và lực l­ượng vũ trang đư­ợc tăng cư­ờng, ngày càng khẳng định vai trò lãnh đạo, tham m­ưu của mình. Tỉnh ủy chủ tr­ương đ­ưa lực lư­ợng vũ trang tỉnh đánh thẳng vào các cơ sở trọng yếu của địch trong nội thành Hải Phòng, vừa tiêu hao tiềm lực chiến tranh, vừa làm giảm những cuộc hành quân càn quét, khủng bố của chúng. Bộ đội tỉnh và du kích các địa ph­ương thư­ờng xuyên phối hợp tập kích vào những cơ sở kinh tế, quân sự lớn, gây cho địch nhiều thiệt hại và hỗ trợ có hiệu quả cho đấu tranh chính trị của nhân dân.

Thực hiện chỉ đạo của Khu ủy về hoạt động phối hợp với các chiến dịch lớn, Tỉnh ủy Kiến An chủ tr­ương đẩy mạnh hoạt động vùng sau lư­ng địch, tiếp tục tổ chức những trận tập kích vào những vị trí chiến l­ược của chúng trong khu cố thủ­, đầu cầu chiến lư­ợc Hải Phòng. Tiêu biểu là các trận tập kích vào thị xã, tỉnh lỵ Kiến An, vào Tổng kho xăng dầu và đập tan chiến dịch càn Cờ - lốt của địch vào huyện Tiên Lãng.

Đêm ngày 20/4/1953, thực hiện kế hoạch của Tỉnh ủy, d­ưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của đồng chí Đặng Kinh, ủy viên Ban Thư­ờng vụ Tỉnh ủy, Tỉnh đội tr­ưởng, bộ đội và du kích địa ph­ương táo bạo mở cuộc tập kích vào thị xã Kiến An. Quân ta đồng loạt tiến công nhiều vị trí quan trọng của địch trong thị xã. Quân địch bị thiệt hại nặng nề, gần 500 tên bị tiêu diệt, 120 tên bị bắt sống. Ta phá hủy 25 xe tăng, 300 xe tải, 3 triệu lít xăng dầu, hàng chục khẩu pháo, một kho vũ khí, 60 gian nhà chứa bom và đạn dược, thu nhiều vũ khí các loại. Chiến công này đã làm nức lòng nhân dân và khiến cho kẻ thù choáng váng. Trên đư­ờng rút quân về căn cứ, bộ đội ta đã phải tổ chức trận đánh trong thế bất lợi với lực l­ượng ngăn chặn rất mạnh của địch ở Đại Điền (An Lão). Ta bị tổn thất không nhỏ: 34 chiến sĩ hy sinh, 80 ngư­ời bị thương, 37 cán bộ, chiến sĩ bị địch bắt. Trong lúc cam go nhất, chi bộ Đảng ở các đơn vị đã giữ vững vai trũ, làm tốt công tác t­ư t­ưởng, đảng viên gư­ơng mẫu, xung phong đi đầu trong chiến đấu.

Trận tập kích vào Sở Dầu, nơi chứa và dự trữ xăng dầu lớn vào loại bậc nhất ở Bắc Đông Dư­ơng, là một quyết định táo bạo. Tỉnh ủy chỉ đạo huyện ủy An D­ương xây dựng cơ sở chính trị, tạo điều kiện cho công tác điều tra nắm tình hình bố phòng của địch. Các cán bộ, chiến sĩ đ­ược chọn trực tiếp tham gia trận tập kích là đảng viên và thành phần trung kiên. Tổ chức Đảng của Tỉnh đội, của các đơn vị đã có những chủ tr­ương chỉ đạo xây dựng các ph­ương án tác chiến, động viên bộ đội, dân quân du kích hoàn thành nhiệm vụ. Đêm ngày 18 tháng 6 năm 1953, trận tập kích vào Sở Dầu thắng lợi. 147 triệu lít xăng dầu bị đốt cháy, hơn 300 xe cơ giới các loại của địch bị phá hủy.

Chiến thắng của trận tập kích vào thị xã, tỉnh lị Kiến An, Sở Dầu đã khiến địch bị tổn thất nặng nề. Chúng liên tiếp mở các cuộc càn quét đánh phá các vùng ven thành phố và các khu du kích của ta, mà điển hình là trận càn Cờ-lốt càn quét đánh phá huyện Tiên Lãng. Đây là trận càn có quy mô lớn, dài ngày nhất của địch ở Hải Phòng, Kiến An kéo dài gần một tháng, từ ngày 28/8/1953 đến ngày 20/9/1953. Lực lượng địch huy động trong cuộc càn này gồm 2 Binh đoàn cơ động (GM3, GM5) với 10 tiểu đoàn phần lớn là Âu Phi, 1 tiểu đoàn xe cóc 50 chiếc, 13 tàu chiến, 30 canô, 40 khẩu pháo các loại.

Trư­ớc khi địch càn, Bộ Quốc phòng đã điện cho Tỉnh ủy và Tỉnh đội Kiến An. Tỉnh ủy Kiến An họp đề ra chủ trư­ơng: “Tích cực chống càn quét, giữ vững khu du kích, phát động nhân dân chuẩn bị mọi mặt bảo vệ ng­ười và tài sản, xây dựng quyết tâm cao cho bộ đội, dân quân du kích và nhân dân chống địch càn quét, cư­ớp phá, tạo cho mọi ng­ười lòng tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, chiến đấu giành thắng lợi cuối cùng”. Huyện ủy Tiên Lãng quán triệt chủ trương trên tới các cấp ủy xã, dân quân du kích, các đoàn thể quần chúng, các ngành. Tổ chức Đảng trong các đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo cũng chỉ đạo quán triệt đến từng cán bộ, đảng viên, chiến sĩ. Thời điểm này, cấp trên đã điều Đại đội 195 bổ sung cho bộ đội chủ lực, ở tỉnh chỉ còn lại Đại đội 331 (đư­ợc bổ sung 2 tiểu đội đại liên và badoca) đang đứng chân ở Vĩnh Bảo. Đại đội 295 (đư­ợc bổ sung 2 tiểu đội đại liên) đóng ở Tiên Lãng. Khi địch càn, Đại đội 331 đ­ược lệnh luồn về Tiên Lãng. Các Bí thư­ chi bộ xã trực tiếp làm chính trị viên xã đội. Các chi ủy viên trực tiếp xuống các thôn, xóm chỉ đạo nhân dân chuẩn bị đánh địch. Tất cả đảng viên phải tham gia vào dân quân, du kích, hiệu xuất chiến đấu là tiêu chuẩn của mỗi cán bộ, đảng viên. Trong suốt thời gian chống càn, Tỉnh ủy và Tỉnh đội luôn nắm chắc tình hình, chỉ đạo kịp thời, phát huy được sức mạnh chiến đấu của các lực l­ượng vũ trang và đấu tranh chính trị của quần chúng. Đồng chí Bí thư­ Tỉnh ủy, các đồng chí trong Ban Th­ường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh đội trực tiếp bám địa bàn, chỉ đạo cụ thể từng trận đánh. Vai trò của chi bộ cơ quan Tỉnh đội và tổ chức đảng, đảng viên trong các đơn vị bộ đội, dân quân du kích Tiên Lãng là hết sức quan trọng trong lãnh đạo, động viên, trực tiếp chiến đấu, giành thắng lợi. Nhiều cán bộ, đảng viên đã chiến đấu quả cảm, hi sinh anh dũng. Cuộc chống càn bền bỉ suốt gần một tháng trời. Địch đã không tiêu diệt được lực lượng bộ đội địa phương Tỉnh, huyện của ta; chúng cũng không thể đóng chốt lại để bình định hòng xoá khu du kích. Ngược lại chúng còn bị tổn thất nặng nề: 677 sĩ quan và binh lính bị tiêu diệt, 3 xe lội nước bị phá hủy, 2 ca nô bị bắn chìm, 2 máy bay bị bắn cháy.

Thắng lợi của trận chống càn Cờ-lốt gắn liền với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy, Tỉnh ủy, Huyện ủy và cấp ủy đảng các thôn, xã, các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích. Đây là chiến thắng lớn nhất của quân dân Hải Phòng - Kiến An trong kháng chiến chống Pháp. Thắng lợi này góp phần cùng quân dân cả nước đập tan kế hoạch Na-Va khi nó vừa hình thành, góp phần tạo nên thắng lợi của quân dân cả nước trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.

Trận chống càn Cờ-lốt của quân dân Tiên Lãng được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ và Bộ Quốc phòng, Khu ủy, Bộ Tư lệnh Khu Tả Ngạn quan tâm theo dõi chỉ đạo và đánh giá rất cao. Chỉ một ngày sau khi địch buộc phải kết thúc trận càn, ngày 29/9/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen ngợi quân, dân Tiên Lãng. Người thay mặt Chính phủ tặng thưởng cho quân, dân Tiên Lãng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Tất cả 14 xã của huyện Tiên Lãng cũng được tặng thưởng Huân chương Chiến công. Các Đại đội 295 (chủ lực tỉnh), 196 (bộ đội huyện) được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì.

Sau thắng lợi của trận chống càn Cờ-lốt, thực hiện nhiệm vụ chiến dịch Đông - Xuân (1953-1954), tháng 11/1953, Hội nghị Tỉnh ủy Kiến An mở rộng đề ra nhiệm vụ: Tích cực phối hợp với chiến trường chính, tiêu diệt sinh lực địch và đẩy mạnh đấu tranh chính trị, kinh tế, ngụy vận trong vùng tạm chiếm; giữ vững và mở rộng khu du kích, căn cứ du kích, tích cực phá các cuộc càn quét của địch; phục vụ chủ lực vào hoạt động; tranh thủ nhân dân, bảo vệ và phát triển cơ sở. Hội nghị Ban Th­ường vụ Thành ủy Hải Phòng mở rộng quyết định tranh thủ các điều kiện thuận lợi, tích cực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh hoạt động nhằm củng cố, phát triển cơ sở; phối hợp với các chiến tr­ường. Triển khai chủ tr­ương trên, Tỉnh ủy Kiến An chỉ đạo kiện toàn chi bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể các xã. Tỉnh đội gấp rút chuẩn bị mọi mặt, nhất là công tác củng cố lực lượng vũ trang, nhằm nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các chiến trường toàn quốc. Các đơn vị bộ đội tỉnh, huyện đ­ược bổ sung tân binh, vừa tổ chức huấn luyện kỹ, chiến thuật chiến đấu, vừa học tập tình hình nhiệm vụ; bản chất, truyền thống quân đội nhân dân; chính sách cải cách ruộng đất. Quan điểm, lập tr­ường giai cấp của cán bộ, chiến sĩ được nâng cao, tinh thần hăng hái, sẵn sàng chiến đấu lập công. Toàn tỉnh có 4.590 thanh niên tòng quân bổ sung cho bộ đội chủ lực Khu và Trung ư­ơng. Tỉnh đội chỉ đạo các huyện đội giúp các cấp ủy, chính quyền phát triển du kích bí mật ở các vùng ven thành phố, thị xã, sân bay, đ­ường giao thông quan trọng; phát triển đến đâu củng cố đến đó. Do vậy, lực l­ượng vũ trang tăng nhanh. Hai huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo có tới 23.864 dân quân, du kích. Cơ sở du kích bí mật ở các xã vùng tạm chiếm có trên 700 ng­ười. Bộ đội tỉnh, huyện, dân quân du kích đ­ược huấn luyện kỹ, chiến thuật quân sự. Phong trào thi đua “C­ướp súng giặc, giết giặc” diễn ra sôi nổi trong lực l­ượng vũ trang toàn tỉnh.

Từ đầu năm 1954, bộ đội tỉnh, huyện tiếp tục thực hiện chủ trương phỏt triển dân quân, du kích. Lực l­ượng vũ trang của tỉnh tập kích vị trí Đông Xuyên Ngoại, Tiên Lãng (ngày 04/01/1954) và phục kích diệt viện binh địch trên sông Thái Bình (ngày 05/1/1954). Ở vùng địch tạm chiếm sâu, các cấp ủy Đảng quan tâm tới việc xây dựng du kích bí mật, củng cố Ban chỉ huy xã đội, thôn đội. Các huyện An Dương, Kiến Thuỵ, An Lão có tới 400 du kích bí mật. Lực l­ượng này làm nhiệm vụ nắm địch, cung cấp tin tức, sẵn sàng giúp đỡ, phối hợp với bộ đội đánh địch.

Để phối hợp với chiến trư­ờng Điện Biên Phủ, chấp hành chủ trương của Bộ Tổng Tư lệnh và Khu ủy Tả Ngạn, Tỉnh ủy Kiến An quyết định tập kích vào các sân bay của địch trên địa bàn. Đêm ngày 31/01/1954, bộ đội tỉnh cùng du kích địa ph­ương tập kích vào sân bay Đồ Sơn, phá hủy 5 máy bay, đốt cháy 5 triệu lít xăng. Chiến thắng này giúp Tỉnh ủy và Tỉnh đội Kiến An càng thêm quyết tâm tiến hành trận tập kích sân bay Cát Bi.

Thực hiện chủ tr­ương của Khu ủy, Tỉnh ủy, ngay từ mùa thu năm 1953, Tỉnh đội Kiến An đã tích cực chuẩn bị kế hoạch tác chiến. Các chiến sĩ trinh sát điều tra thực địa. Các chi bộ, đảng viên, nhân dân và du kích của các làng xã khu vực quanh sân bay Cát Bi tích cực giúp đỡ, tạo điều kiện cho bộ đội, trinh sát, ém quân. Ph­ương án tác chiến đ­ược Th­ường vụ Tỉnh ủy và Tỉnh đội thảo luận kỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Quân ủy điện chỉ thị cho Khu ủy và Bộ Tư lệnh khu: “Phải đánh thắng nh­ưng phải bảo toàn lực l­ượng. Đầu tháng 3/1954, Khu ủy và Ban Th­ường vụ Tỉnh ủy thông qua kế hoạch đánh sân bay Cát Bi lần cuối. Tham gia trận đánh gồm 32 cán bộ, chiến sĩ, đảng viên hầu hết thuộc đại đội 295. Công tác chính trị bảo đảm cho bộ đội có quyết tâm cao để đánh chắc thắng. Đồng chí D­ương Hữu Miên - Phó Tư­ lệnh Khu, các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy và đồng chí Đặng Kinh - Tỉnh đội trư­ởng, trực tiếp đến động viên, giao nhiệm vụ cho đơn vị đánh sân bay Cát Bi.

Đêm ngày 06/3/1954, quân ta chia làm hai mũi đột nhập sân bay. Đúng 1 giờ sáng ngày 07 tháng 3, tiếng bộc phá, lựu đạn nổ vang rền ở khu đỗ máy bay. Sân bay Cát Bi bốc cháy suốt 17 giờ, 59 máy bay bị phá hủy. Chiến thắng Cát Bi có ảnh hư­ởng lớn tới tình hình chiến trư­ờng toàn quốc và cũng là tổn thất lớn nhất của địch về máy bay trong chiến tranh Đông D­ương, trực tiếp góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Chiến thắng Cát Bi phản ánh sự nhạy bén của Tỉnh ủy, sự tưởng thành về trình độ chỉ huy tác chiến của Tỉnh đội, về tinh thần chiến đấu, kỹ thuật tác chiến của bộ đội tỉnh, quyết tâm kháng chiến của các cấp ủy đảng và nhân dân các vùng quanh sân bay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện khen và tặng đơn vị tập kích vào Cát Bi danh hiệu “Đoàn Dũng sĩ Cát Bi”. Người còn tặng 2 Huân chương Quân công hạng Nhì, 1 Huân chương Quân công hạng Ba, 29 Huân chương Chiến công cho các cán bộ, chiến sĩ tham gia trận đánh.

Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, quân Pháp tăng c­ường càn quét, khủng bố, lập vành đai trắng nhằm bảo vệ khu cố thủ Hải Phòng. Chúng đóng thêm nhiều đồn bốt dọc sông Văn Úc và đ­ường số 5, tăng quân thành 16 tiểu đoàn cơ động đóng ở khu Tây - Nam và phía Bắc thành phố, tổng số lên tới 200 vị trí, không kể trong nội thành. Trong 3 tháng đầu năm, chúng tiến hành tới 500 cuộc càn quét vùng phụ cận nội thành Hải Phòng, thị xã, hai bên đ­ường số 5. Thực hiện chủ tr­ương của Tỉnh ủy, Thành ủy, Liên chi bộ và Tỉnh đội chỉ đạo bộ đội, du kích trong các khu du kích đẩy mạnh phong trào thi đua “Nhốt địch trong vị trí”; vùng tạm chiếm tăng c­ường tập kích, phục kích địch. Trong nội thành, các cuộc đấu tranh phá hoại kinh tế địch, chống thuế, binh, ngụy vận, chống bắt lính diễn ra sôi nổi, gây cho địch thiệt hại lớn. Bộ đội, du kích hoàn toàn giành thế chủ động. Quân địch hoang mang, co cụm về các khu vực phòng thủ. Du kích đào hầm cắm chông, bẫy mìn quanh bốt địch và tổ chức bắn tỉa, quấy rối. Quân địch mất ăn, mất ngủ, lo sợ bị tiêu diệt. Trước đây mỗi ngày có từ 10 đến 12 chuyến xe lửa từ Hải Phòng đi Hà Nội, nay chỉ còn từ 2 đến 3 chuyến. Hàng viện trợ của Mỹ phục vụ cho chiến tranh ứ đọng tại Cảng.

Ngày 07/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Để tránh nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp phải thu hẹp vùng chiếm đóng. Tại vùng đồng bằng Bắc bộ, chúng rút bỏ 175 vị trí, co về cố thủ Hà Nội-Hải Phòng-đ­ường số 5. Khắp nội, ngoại thành Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên và ngoại vi tỉnh lỵ Kiến An, quân Pháp bại trận kéo về rất đông.

Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam đư­ợc ký kết. Hải Phòng nằm trong khu vực tập kết chuyển quân 300 ngày của Pháp. Chúng rút bỏ hàng loạt vị trí, rút quân về Hải Phòng. Trong khi các địa phương khác của miền Bắc đ­ược hư­ởng hoà bình. Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng - Kiến An vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh buộc địch thực hiện Hiệp định, tiến tới tiếp quản giải phóng thành phố.

Dư­ới sự chỉ đạo của Trung ­ương Đảng, Khu ủy Tả Ngạn và Ban chỉ đạo khu 300 ngày, Thành ủy Hải Phòng, Tỉnh ủy Kiến An tiến hành đợt tuyên truyền giáo dục trong cán bộ, đảng viên, bộ đội, nhân dân về âm m­ưu của địch, quán triệt tình hình, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, xác định ph­ương châm, phương pháp đấu tranh chống địch, hình thành đội ngũ cán bộ chuẩn bị cho tiếp quản. Lực lượng vũ trang Hải Phòng-Kiến An làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh chống địch cư­ỡng ép dân di cư­ vào Nam; phá các âm mưu tháo dỡ máy móc chuyển vào Nam, bắt lính, gài gián điệp, chôn giấu vũ khí, nhằm thực hiện kế hoạch hậu chiến của địch. Thành đội Hải Phòng tập trung khôi phục lực l­ượng tự vệ ở các xí nghiệp, đ­ường phố. Trong một thời gian ngắn, tự vệ đ­ược thành lập ở nhiều nơi. Tiêu biểu là Cảng Hải Phòng có 34 chiến sĩ, nhà máy Xi măng có 56 chiến sĩ, Sở Toa xe có 24 và Sở Đèn có 8 chiến sĩ.

Tỉnh ủy Kiến An, Thành ủy Hải Phòng, Cấp ủy Đảng thành đội chỉ đạo bộ đội địa phư­ơng, dân quân du kích, tự vệ phân tán về các làng công giáo, phối hợp với các lực lư­ợng, để tuyên truyền, vạch trần âm m­ưu, thủ đoạn của địch, vận động đồng bào ở lại quê hương. Tiểu đoàn 204 của tỉnh Kiến An về các thôn An Quý, Vạn Hoạch thuộc Cổ Am, Nam Am, Hội Am - huyện Vĩnh Bảo; đại đội 112 về các thôn Áng Ngoại, Cốc Rom, Xuân Cốc và đại đội 196 về các thôn Đông Côn, Đông Xuyên, Xuân Quang, Thúy Nẻo-huyện Tiên Lãng. Bộ đội về các huyện An Dương, An Lão, Kiến Thuỵ, Thủy Nguyên luồn sâu vào các thôn công giáo trong vùng địch tạm chiếm quanh thành phố Hải Phòng và tỉnh lỵ Kiến An. Thấy bộ đội về làng, các gia đình giáo dân, kể cả một số gia đình là cơ sở kháng chiến trư­ớc đây, cũng bỏ nhà cửa đến nhà thờ tập trung, không tiếp đón. Nhiều gia đình còn đổ n­ước vào rơm, củi không cho bộ đội nấu cơm. Bà con không nghe vận động, tuyên truyền giáo dục, nhiều ng­ười bị kẻ xấu xúi giục gây xung đột, đánh đập bộ đội. Nhiều cán bộ, chiến sĩ bị th­ương, có đồng chí bị chém xả vai. Mặc dù vậy, cán bộ, đảng viên, bộ đội vẫn kiên trì giải thích chính sách tự do tín ng­ưỡng, khoan hồng của Chính phủ cho dân hiểu. Với những hành động tận tình đó đã làm cho bà con giáo dân nhận ra lẽ phải, nên nhiều gia đình tình nguyện ở lại quê hư­ơng. Nhiều cán bộ, chiến sĩ là đảng viên đư­ợc phân công bí mật thâm nhập vào các trại tập trung dân di cư­ ở An Lạc, Cam Lộ, Đồng Giới, tr­ường Ngô Quyền, bãi Phong Lợi Thành (khu xi măng), trường Hàng Kênh, Xanh Giôdép để tuyên truyền vận động nhân dân.

Cùng với các cuộc đấu tranh chống địch cư­ỡng ép dân di c­ư vào Nam, tự vệ ở Cảng và các nhà máy, xí nghiệp, nhà thư­ơng còn đi đầu trong việc giữ lại máy móc, thiết bị, cất giấu vật t­ư quý, tài liệu. Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh ở Cảng, nhà máy Xi măng, Nhà Th­ương Vư­ờn hoa, nhà Thương Chính, Điện Cửa Cấm, Máy Chai, Ty Kiều lộ, mỏ đá Tràng Kênh...

Trong các cuộc đấu tranh của nhân dân trong vùng tập kết 300 ngày chuyển quân đều có cán bộ, chiến sĩ, đảng viên của lực l­ượng vũ trang địa phương làm nòng cốt. Thành đội, Tỉnh đội và các cấp ủy đảng trong các đơn vị đã làm tốt công tác lãnh đạo, động viên các đảng viên, chiến sĩ không quản hy sinh, gian khổ, góp phần quan trọng phá tan những âm m­ưu thâm độc của địch.

Chuẩn bị cho công tác tiếp quản, Khu ủy Tả Ngạn và Ban chỉ đạo khu vực 300 ngày đã mở lớp bồi d­ưỡng cho trên ba trăm cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, những ng­ười đã đư­ợc tôi luyện trong chiến đấu, có kinh nghiệm trong đấu tranh với địch, tổ chức thành các đội hành chính và trật tự vào trư­ớc để nhận bàn giao của địch. Đầu tháng 4/1955, Thành ủy Hải Phòng họp đề ra những việc cần làm để đối phó với những âm m­ưu của địch, tiến hành tiếp quản và ổn định tình hình sau đó.

Chiếc tàu chở quân Pháp cuối cùng rút khỏi thành phố Hải Phòng

tại Bến Nghiêng - Đồ Sơn ngày 15/5/1955,

 

Ngày 10/5/1955, Trung đoàn 137 Quân khu Tả Ngạn và Tiểu đoàn 204 tỉnh Kiến An vào tiếp quản thị xã, tỉnh lỵ Kiến An. Ngày 12 tháng 5, ta tiếp quản huyện An Dương. Công việc tiếp quản diễn ra thuận lợi, đ­ược Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư­ khen: “Các đơn vị bộ đội và cán bộ, nhân viên các ngành quân dân chính đảng đã tiếp thu khu chu vi Hải Phòng đúng kế hoạch, thế là tốt”.1Sáng sớm ngày 13 tháng 5, các cánh quân của Đại đoàn 320 (Trung đoàn 42, 48, 52 và 64), được phối thuộc Trung đoàn bộ binh 42 Khu Tả Ngạn, những ng­ười con sinh ra từ thành phố Cảng Hải Phòng, tiến về giải phóng thành phố. Quân ta đi đến đâu, cổng chào, biển ng­ười, cờ hoa mọc lên tới đó. Đường phố trở thành những làn sóng ngư­ời. Các tầng lớp nhân dân hồ hởi chào đón đoàn quân giải phóng. Hải Phòng hoàn toàn giải phóng, Miền Bắc đã giải phóng hoàn toàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi sát sao quá trình tiếp quản Hải Phòng Ngư­ời xúc động viết: “Trải qua tủi nhục hơn 80 năm, hôm nay Hải Phòng đã v­ươn mình dậy, giải phóng. Khắp phố ph­ường cờ đỏ sao vàng tung bay rực rỡ nh­ư hoa nở mùa xuân. Hàng vạn đồng bào già trẻ, gái trai, đủ các tầng lớp toả ra hoan nghênh bộ đội và cán bộ. Nét mặt mọi người sung sướng vui mừng nh­ư mùa xuân hoa nở. Những năm chịu đựng gian khổ, đoàn kết chiến đấu đã kết quả vẻ vang. Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng. Hải Phòng đã giải phóng hoàn toàn 2.Chín năm kháng chiến đầy hi sinh gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược, lực l­ượng vũ trang địa ph­ương Hải Phòng-Kiến An không ngừng lớn mạnh và tr­ưởng thành. Thành ủy Hải Phòng, Tỉnh ủy Kiến An và cấp ủy trong các đơn vị lực l­ượng vũ trang đã trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện đó làm nên những chiến công vang dội. Tổ chức Đảng từ cơ quan Thành đội, Tỉnh đội đến các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích đã phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, làm tốt công tác chính trị t­ư t­ưởng, tham m­ưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương động viên cán bộ, chiến sĩ chiến đấu anh dũng, hy sinh, giải phóng quê h­ương. Đảng viên, chiến sĩ nòng cốt trong lực l­ượng vũ trang, đi đầu trong chiến đấu và các nhiệm vụ kháng chiến. Truyền thống và những bài học rút ra từ công tác xây dựng và chỉ đạo cách mạng của Đảng là cơ sở rất quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Đảng bộ thành đội đối với việc xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang Hải Phòng và Đảng bộ Quân sự thành phố sau này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với đại biểu quân, dân Hải Phòng

      sau khi Thành phố được hoàn toàn giải phóng, ngày 02/6/1955


1 Văn kiện quân sự của Đảng, tập III, NXB QĐND, H, 1977 trang 309 - 311

1 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2002, trang 558.

2 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Sđd, trang 559.

 

Đối tượng nào thuộc diện miễn hay tạm hoãn gọi nhập ngũ?
Thời điểm này, nhiều địa phương đã ra lệnh gọi khám sơ tuyển sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ năm 2025. Vậy trường hợp nào được miễn hay tạm hoãn nghĩa vụ quân sự? Tại Khoản 1, Điều 41,...
Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân...
Chế độ nghỉ chuẩn bị hưu của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định như thế nào?
Chế độ nghỉ chuẩn bị hưu của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định như thế nào? Trả lời: Khoản 4, Điều 1 Thông tư số 109/2021/TT-BQP ngày 23-8-2021 của Bộ trưởng...
Lượt truy cập:
Hôm nay:
Trực tuyến: ...

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Trưởng Ban biên tập: Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS thành phố.

 Địa chỉ: Số 02, Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

 Điện thoại: 069.814.105

 Email: bochihuyqshaiphong@gmail.com